PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG THCS HIỆP AN
Video hướng dẫn Đăng nhập

CON ĐƯỜNG TỰ HỌC

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

 

Cuộc đời của Bác là cuộc đời của sự siêng năng học tập, cần cù tự học để vượt khó, để vươn lên, để không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn làm nên lịch sử huy hoàng cho dân tộc.

Có thể nói, “tự học” chính là một loại năng lực đặc biệt và thể hiện rất rõ ở những bậc vĩ nhân, những danh nhân lẫy lừng, trong đó có Bác Hồ vĩ đại

Nhà Bác tại làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An. (Ảnh tư liệu)

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên hoạt động là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở làng Hoàng Trù, còn quê nội ở làng Kim Liên (hay còn gọi là làng Sen), thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho.

Khi sinh ra, Bác được đặt tên là Nguyễn Sinh Cung (hay Côn), sau này lớn lên đi học thì đổi là Nguyễn Tất Thành.

Hành trình học hỏi của Người bắt đầu ngay từ thuở ấu thơ, Cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, ham hiểu biết, thích mày mò tìm hiểu, thích nghe chuyện và hay hỏi người lớn những điều thắc mắc, thích khám phá sự vật hiện tượng mới lạ.

Lớn thêm chút nữa, Nguyễn Tất Thành được gửi đi học chữ Hán với các bậc trí thức yêu nước như thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Từ đây, đức tính ham học hỏi của Nguyễn Tất Thành ngày càng phát triển.

Dần dần, qua những buổi đàm đạo của các nhân sĩ, cậu thanh niên đã sớm nhận thức được thời cuộc và nỗi thống khổ của người dân nô lệ. Có thể nói, những tri thức Người học hỏi được trong thời niên thiếu phần nhiều là do tự học, tự tích lũy mà nên.

Trường Tiểu học Pháp – Việt tại Vinh (Ảnh tư liệu)

Những năm 1903 - 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha đi khắp nơi làm quan, dạy học, gặp gỡ các sĩ phu.

Những chuyến đi này không chỉ giúp cậu thanh niên xứ Nghệ nâng cao tinh thần hiếu học, tự học mà còn mở rộng thêm tầm nhìn, nâng cao tầm suy nghĩ.

Càng đi nhiều, hiểu rộng, Người nhận thấy dân mình thật cùng khổ, và nỗi thống khổ đó đã thôi thúc thành ngọn lửa đấu tranh chống lại đô hộ áp bức ở mỗi người dân, trong đó có người thanh niên ôm hoài bão lớn là đánh đuổi quân xâm lược để giải phóng quê hương đất nước, đồng bào.

Trường Quốc học – Huế. (Ảnh tư liệu)

Trường Dục Thanh, Phan Thiết. (Ảnh tư liệu)

Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành tiếp tục học chương trình lớp cao đẳng tại Trường tiểu học Pháp - Việt Quy Nhơn.

Sau khi tốt nghiệp, Người không theo cha trở về Huế mà quyết định tự mình xuôi xuống phía Nam và dừng chân ở Phan Thiết làm trợ giáo ở Trường Dục Thanh, 

Đây là khoảng thời gian Nguyễn Tất Thành tranh thủ tự đọc thêm rất nhiều kiến thức bổ ích từ những cuốn sách trong tủ sách của trường.

Dòng lịch sử đã cho thấy rằng, ngay từ khi còn trai trẻ, Bác đã nuôi dưỡng ý chí đánh đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Qua thời gian, nhìn lại các phong trào yêu nước, khởi nghĩa, cải cách diễn ra sôi nổi rồi thất bại, mặc dù rất ngưỡng mộ các bậc tiền bối như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh…, Người hiểu rằng đó không phải là con đường đúng đắn để mang lại độc lập cho nước nhà.

Sự khủng hoảng về đường lối đấu tranh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tìm con đường cứu nước mới, là tiền đề cho Nguyễn Tất Thành ra đi vượt trùng khơi ở tuổi 21, là biểu hiện của sự quyết tâm và tinh thần tự học, học để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi bóng đêm nô lệ, cực khổ, lầm than.

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu, từ cảng Sài Gòn Người bắt đầu cuộc hành trình dài 30 năm để tìm đường giải phóng đất nước, cởi ách nô lệ cho nhân dân, và đó là cuộc hành trình thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc.

Bến Nhà Rồng – Nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. (Ảnh tư liệu)

Với trí tuệ hơn người và khả năng cảm nhận sáng suốt qua quá trình tự suy ngẫm và đúc rút, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định đặt chân lên đất Pháp, đất nước đang phát triển vào bậc nhất châu Âu về mọi mặt, nơi được mệnh danh là vùng đất của “tự do, bình đẳng, bác ái”. 

Sau này cũng vậy, Người đã đi nhiều nơi trên thế giới, qua cả Anh, Mỹ, những nước được coi là tượng đài của sự phồn vinh để học hỏi tìm ra con đường cách mạng chân chính cho dân tộc.

Nói về con đường tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khả năng và quyết tâm học ngoại ngữ của Bác đã trở thành một giai thoại lịch sử và bài học quý báu. Người học ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào có thể. Cách học tiếng nước ngoài của Bác rất sáng tạo và kiên trì.

Học từ rồi đến ghép câu, học bài rồi đến luyện tập, cứ như thế Bác đã nhanh chóng thành thạo để rồi có thể viết báo, biên sách bằng tiếng nước ngoài.

Trải qua thời gian tự học không ngừng, Bác đã đọc thông viết thạo được rất nhiều thứ tiếng. Cho đến nay chưa ai có thể chỉ ra chính xác Chủ tịch Hồ Chí Minh biết bao nhiêu ngoại ngữ nhưng theo như hoạ sỹ Êrich Giôhamxơn (Thuỵ Điển) thì Bác biết tới 28 thứ tiếng.

Cách tự học của Bác rất phong phú, đa dạng, đi làm nửa ngày, còn nửa ngày thì dành thời gian lên thư viện, dự các buổi tọa đàm, mít tinh về chính trị, thuộc địa, giai cấp...

Bác còn chịu khó làm quen, học hỏi từ những chính trị gia, những văn sĩ để nâng cao kiến thức chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội, cũng như tăng cường vốn từ ngữ nước ngoài của mình.

Trong gần chục năm ở Pháp, Bác đã tự tích lũy được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu, hữu ích cho lý tưởng cách mạng của mình.

Sau một thời gian tự học miệt mài, với trình độ hiểu biết sâu rộng, khả năng ngoại ngữ thông thạo, Nguyễn Tất Thành dần dần tập viết báo, từ đoạn báo ngắn đến bài báo dài và sau một thời gian ngắn đã trở thành nhà báo có tiếng tăm ở Paris, là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Le Paria” (Người cùng khổ).

Báo Người cùng khổ và tranh châm biếm của báo do nhà cách mạng Nguyễn Aí Quốc vẽ. (Ảnh: Baotanglichsu.vn)

Đỉnh cao là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, lời tuyên ngôn đanh thép chống áp bức, bóc lột từ nhà cầm quyền Pháp đã thể hiện một ngòi bút sắc bén, một trình độ lý luận sâu sắc, là thành quả lớn lao của quá trình tự học của Bác.

Để làm phong phú hơn nhãn quan chính trị của mình, Nguyễn Tất Thành không chỉ dừng chân ở Pháp mà còn đi khắp Châu Âu, đến Ý, Đức, Thụy Sĩ… và cả tòa thánh Vatican để học hỏi, mở mang tầm mắt và bổ trợ cho những kiến thức đọc trong sách vở.

Đặc biệt, Người đã đặt chân đến Liên Xô, đất nước rộng lớn của cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại.

Trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Tất Thành đã tự học tiếng Nga, tham gia viết báo, làm việc ở Bộ Phương Đông. Bằng khả năng học hỏi không ngừng, chỉ trong một khoảng thời gian, Người đã hoàn thành chương trình học tập ở Trường Quốc tế Lênin và hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc học và thuộc địa.

Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, nơi Nguyễn Aí Quốc đã làm việc và học tập từ năm 1936 đến tháng 9/1938. (Ảnh tư liệu)

Hành trình 10 năm (1911 - 1920) từ Việt Nam đi sang các nước Phương Tây tư bản phát triển, thậm chí là qua cả các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ La tinh đã minh chứng cho một trí tuệ xuất sắc và tầm nhìn vượt trội của Bác để tìm ra con đường cứu nước “vô tiền khoáng hậu”.

Đi đến đâu, Người cũng tranh thủ tự học, tự nghiên cứu về tình hình diễn biến chung của đất nước họ.

Người tìm hiểu, so sánh, đánh giá các nền văn hóa, văn minh phương Tây song hành với chủ nghĩa thực dân bóc lột, đồng thời đi sâu quan sát, nắm bắt đời sống, tâm tư nguyện vọng và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp lao động.

.Người muốn tự tìm ra con đường cứu nước có tính toàn diện, triệt để để giải phóng các tầng lớp nhân dân khỏi bất công, áp bức, bóc lột bằng chính bàn tay lao động, khối óc mẫn tiệp, tinh thần chủ động học hỏi, tư duy cầu tiến, sáng tạo của mình.

Không thể trông chờ vào viện Nhật, thân Pháp, cầu Mỹ hay nhờ Nga, quá trình tự học, tự trưởng thành và những năm tháng bôn ba xứ người đã giúp Bác tự rút ra một tư tưởng cách mạng vô cùng đúng đắn và giá trị.

Đó là: muốn giải phóng đất nước, cứu giúp đồng bào thì phải trông cậy vào chính mình, vào sức mạnh của dân tộc, vào nguồn lực bên trong chứ không thể cầu ngoại bang, không thể chỉ trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài…

Tư tưởng đó càng minh chứng cho sự thông tuệ, nhạy cảm, sắc bén có tầm vượt thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ.

Trong khi chủ nghĩa thực dân, đế quốc đang hoành hành và thống trị thế giới thì ánh sáng của chủ nghĩa xã hội khoa học Mác - Lênin đã tiếp thêm sức mạnh và trở thành kim chỉ nam cho con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Nhà hoạt động xã hội ưu tú Nguyễn Ái Quốc đã đọc Bản Luận cương của V.I. Lênin và tìm thấy chân lý sáng ngời rực rỡ cho cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII được tổ chức vào tháng 12 năm 1920 ở thành phố Tua (Tours).

Đây chính là một sự kiện chính trị có tính bước ngoặt lịch sử đối với Bác và cả dân tộc, là dấu mốc quan trọng trong việc chuyển từ một người yêu nước có lý tưởng thành một người cộng sản chân chính, chuyển từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình tự học và tự đi tìm đường cứu nước của Bác.

Con đường cứu nước đi theo chủ nghĩa xã hội của Nguyễn Ái Quốc chính là minh chứng rõ nét cho quá trình tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, tự trải nghiệm và tự đúc kết của Bác.

Bác đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam để cứu nước, cứu dân chứ không dập khuôn máy móc, đó chính là đỉnh cao của sự tự học, tự phát triển và áp dụng linh hoạt những tri thức lĩnh hội.

Trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, Bác phải trải qua nhiều gian truân, chông gai mà một người bình thường khó có thể vượt qua.

Thời gian bị bắt giam tại nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch cũng là một thời gian khốn cùng và đầy thử thách với Bác.

Nhưng đây cũng chính là giai đoạn Bác tự ngẫm, tự học, tự đúc rút ra các triết lý nhân sinh quý giá, cùng với tinh thần lạc quan để vượt lên khó khăn và tăng cường sức mạnh tinh thần cho bản thân và cho đồng chí, đồng bào qua tập thơ bằng chữ Hán “Ngục trung nhật ký”.

Việc làm thơ trong những ngày tháng lưu đày, tù ngục nơi đất khách quê người và cả tinh thần cách mạng luôn kiên trung ngời sáng để tiếp tục dẫn dắt phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở trong nước cũng chính là kết quả của quá trình tự học nghiêm túc, sự gian lao khổ luyện và trau dồi bản thân một cách có kế hoạch, khoa học, và bền bỉ kiên trì đến cùng.

Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công

(Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh)

Bác Hồ đã dạy: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; Học để phụng sự đoàn thể”. “Học phải có ý chí quyết tâm để phục vụ nhân dân, chứ không phải học để thăng quan, tiến chức”.

Đối với Bác, học tập chính là một nhu cầu, nguồn sống mà ngay từ thời trẻ đến mãi sau này, trải qua bao năm tháng, Người vẫn thường xuyên học tập không chút lơ là.

Cho đến khi tuổi cao, sức yếu, Bác vẫn không ngừng đọc, học, không ngừng tiếp thu cái hay, cái mới, cái có ích cho bản thân và đất nước.

Có thể nói, Người đã giữ vững tinh thần và ý chí học tập không ngừng trong suốt cuộc đời, và đó chính là di sản quý báu Người để lại cho muôn thế hệ con dân nước Việt về sau.

                                   Nguồn tin sưu tầm./.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản.Việt Nam và C ... Cập nhật lúc : 15 giờ 52 phút - Ngày 19 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Hòa cùng không khí cả nước chào mừng ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/1944 - 22/12/2023 thư viện trường THCS Hiệp An xin trân trọng giới thiệu: “Chân dung 16 đại tướng Quân độ ... Cập nhật lúc : 20 giờ 14 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Lịch sử của nhân loại và lịch sử của dân tộc Việt Nam ta đã có những tấm gương biết nỗ lực học tập suốt đời để trở thành những con người vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một gương sáng về học ... Cập nhật lúc : 22 giờ 42 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Bộ sách gồm 10 cuốn là những câu chuyện thú vị, sinh động, dễ đọc dễ hiểu trong đời sống, mang đến cho trẻ cách nhìn và tư duy đa diện về: học tập, sự tự tin, lòng trung thực, lòng biết ơn, ... Cập nhật lúc : 7 giờ 57 phút - Ngày 2 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Cuốn sách “Giáo dục văn hóa khi tham gia giao thông dành cho học sinh”. Với nội dung và cấu trúc nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; xây dựng ý th ... Cập nhật lúc : 9 giờ 9 phút - Ngày 1 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Hướng tới kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2023) chúng ta cùng nhớ về Người qua cuốn sách “Bác Hồ với Hải Dương, Hải Dương với Bác Hồ” của Ban thường vụ tỉnh ủy Hải Dương. ... Cập nhật lúc : 23 giờ 47 phút - Ngày 9 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
“Người lính Điện Biên kể chuyện” người kể Đỗ Ca Sơn do Nhà Xuất bản Kim Đồng phát hành năm 2019. Với độ dày 102 trang, quyển sách gồm những câu chuyện giản dị, mộc mạc, chân thật về những ng ... Cập nhật lúc : 22 giờ 47 phút - Ngày 6 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ... Cập nhật lúc : 16 giờ 49 phút - Ngày 19 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
Cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ” cho chúng ta hiểu rõ hơn về tuổi thơ hồn nhiên, tuổi trẻ sôi nổi, về quê hương, gia đình và bối cảnh xã hội đã hun đúc nên vị tướng tài của dân ... Cập nhật lúc : 9 giờ 41 phút - Ngày 1 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
“Thời hoa lửa” là tập sách ảnh với gần 150 bức ảnh mang đến cho chúng ta những hình ảnh đẹp đẽ và hào hùng của lực lượng thanh niên xung phong (LLTNXP) Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến củ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 43 phút - Ngày 14 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
12345
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG